So sánh móng băng và móng bè ưu nhược điểm của mỗi loại

Móng băng và móng bè là 2 loại nền móng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng hiện nay. Tuy có hình dạng và tính chất khác nhau, nhưng cùng là loại móng nông được sử dụng phổ biến bởi nó đều có ưu thế chi phí không cao và dễ thi công, đối với các công trình có quy mô vừa phải. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của nó

Móng nhà là gì?

Móng hoặc còn có tên gọi khác là nền móng, móng nhà là kết cấu kỹ thuật trong xây dựng, nó có vị trí nằm ở phía dưới cùng của công trình. Có tác dụng truyền trực tiếp tải trọng của công trình vào trong nền đất, giúp cho công trình chịu được sức nặng do trọng lực của toàn bộ công trình, nhằm đảm bảo sự chắc chắn của cả ngôi nhà hoặc công trình đó.

Móng cần được thiết kế và thi công đúng bài bản, loại móng phải thích hợp với quy mô công trình và địa chất của vùng đất, nhằm có được sự bền vững, tránh lún, nứt ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình qua thời gian dài sử .

Các loại móng thường dùng là móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc,… Trong bài viết này chúng ta tìm hiểu về móng băng và móng bè

Móng băng

Móng băng là loại móng nông, có vị trí nằm bên dưới và dọc theo các bức tường và các chân cột, nó còn có tên gọi khác là móng dầm. Có thể có sườn trên hoặc sườn dưới và làm thành hệ thống vành đai có tác dụng liên kết các chân cột của nhà với nhau.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Móng băng biêt thự 2 tầng Kiến Trúc Hoàng Gia thi công cho khách hàng

Móng băng có hình dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún không đuề thì ngoài việc đầm chặt đất thì người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.

Phân loại móng băng

Dựa theo hình dạng thường chia thành 2 loại:

  • Móng 1 phương:  Móng chỉ 1 phương duy nhất là một dải dài chạy song song nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc, khoảng cách giữa các dải móng sẽ tùy theo độ rộng của các hang cột hoặc tường.
  • Móng 2 phương: Những dải móng giao như như ô bàn cờ. Thường dùng ở các công trình quy mô hơn móng một phương

Dựa theo tính chất móng chia thành 3 loại:

  • Móng cứng
  • Móng mềm
  • Móng kết hợp.

Việc sử dụng loại móng nào trong quá trình xây dựng sẽ được lựa chọn dựa vào các đặc điểm của nền đất xây. Như độ lún, độ cứng,…

Là loại móng nông, móng băng được xây trên các hố được đào có chiều sâu nhỏ hơn 2 mét

Móng băng Móng băng là loại móng nông, có vị trí nằm bên dưới và dọc theo các bức tường và các chân cột, nó còn có tên gọi khác là móng dầm. Có thể có sườn trên hoặc sườn dưới và làm thành hệ thống vành đai có tác dụng liên kết các chân cột của nhà với nhau.

Móng băng một phương các bản móng chạy song song nhau

Cấu tạo móng băng

Móng băng thường được sử dụng nhất bởi nó dễ thi công, khả năng chịu lực tương đối với các công trình vừa và nhỏ, và có giá thành không quá cao. Nên dùng khi dải móng có chiều rộng dưới 1.5 m để tiết kiệm chi phí, trường hợp trên 1,5m nên dùng móng bè

Cấu tạo móng băng:

Cấu tạo gồm một lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục theo tường và chân cột liên kết móng thành một khối móng thông nhất

– Bê tông lót một lớp dày 10cm ở phía dưới cùng.

– Kích thước bản móng phổ thông: (90-120cm)x35 cm

– Kích thước dầm móng phổ thông: 30x(50-70) cm

– Thép bản móng thường dùng: Φ12a150.

– Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Hình dạng móng băng trong kết cấu nhà

Móng bè

Móng bè là loại móng trải ra bên dưới toàn bộ công trình, ví dụ công trình có diện tích xây dựng là 100m2 thì diện tích móng bè tương ứng là 100m2, vì điều này nên nó còn có tên khác là móng toàn diện. Được sử dụng phổ biến ở các công trình nhà ở có sức chịu lực yếu và nền đất không tốt, đặc biệt thích hợp các công trình nhà ở có tầng hầm, nhà kho, bể vệ sinh, hồ bơi.

Vẫn thuộc loại móng nông, được xem là một trong những loại móng an toàn và được áp dụng nhiều trên thực tế sau móng băng. Móng bè trải rộng nên có thể phân bố lực đều xuống các vị trí nền đất, nên có thể hạn chế sụt lún.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Kết cấu thép của móng bè trải rộng dưới toàn bộ công trình

Cấu tạo móng bè

Bản móng bè  được thiết kế trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm móng. Về cơ bản móng bè cơ bản phải có đầy đủ các yếu tố tiêu chuẩn sau đây:

  • Lớp bê tông lót móng: độ dày khoảng 10cm, độ dày nỳ tùy thuộc vào thực tến nền đất, có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế.
  • Chiều cao: Thông thường kích thước này vào khoảng 20cm, đây là thông số được các chuyên gia tính toán đủ đảm bảo an toàn, thích hợp hầu hết nhà ở dân dụng thông thường.
  • Kích thước của dầm móng bè tiêu chuẩn: Trung bình sẽ dao động trong khoảng 30cmx 70cm.
  • Thép dầm móng thường là 6Φ(2022) đối với thép dọc, Φ8a150 với thép đai.
  • Sử dụng thép tiêu chuẩn 2 lớp Φ12a200 đối với thép bản móng.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Thi công móng bè con thoi ở công trình dinh thự cổ điển châu Âu tại Bình Phước

So sánh móng băng và móng bè

Móng bè và móng băng đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, ta tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm của nó và mức độ thích hợp của mỗi loại với tính chất nền đất và quy mô công trình như thế nào?

Cấu tạo và hình dáng móng băng và móng bè

Đặc điểm Móng băng Móng bè

Thành phần, cấu tạo

Bao gồm những bản móng bê tông cốt thép chạy dọc theo chan cột và tường được liên kết với nhau  Gồm một lớp bê tông cốt thép trải rộng dưới toàn bộ công trình
Độ dày lớp bê tông lót Độ dày thông thường 10m Độ dày 10cm
Kích thước dầm   30cm x (50cm- 80cm)

30cm x 70cm

Chiều cao móng  350cm 320cm
Tiêu chuẩn thép dầm  Thép dọc là 6φ(18-22) và thép đai φ8a150

thép dọc 6φ(20-22), còn thép đai là φ8a150

Thép bản  Thép bản φ12a150

Thép bản có 2 lớp thép với φ12a200

Vai trò Nâng đỡ công trình, truyền sức nặng của công trình vào lòng đất Nâng đỡ công trình, truyền sức nặngcủa công trình vào lòng đất

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp tường tồn

Cốt thép một thanh đà giằng móng

Ưu và nhược điểm móng băng và móng bè

Ưu điểm

Móng băng

 Có ưu điểm giảm áp lực xuống đáy móng hiệu quả

  • Phần tải trọng của công trình trùng với tâm chiu lực của móng băng, thì nó hoàn toàn có thể đảm bảo truyền tải phần lực đó của công trình xuống phần nền đất phía bên dưới (hoặc cọc trong trường hợp có đóng cọc khi nền đất yếu, tiêu biểu là đất phù sa như ở đồng bằng sông Cửu Long)
  • Thích hợp cho những công trình quy mô trung bình không thế sử dụng móng đơn
  • Có thể chống lại hiện tượng sụt lún, lún lệch giữa các cột
  • Chi phí không quá cao, vừa phải để áp đối với hầu hết các công trình dân dụng

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Công trình dinh thự 4 tầng sử dụng móng bè con thoi

Móng bè

  • Thích hợp chó các công trình có tầng hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, nhà kho, hồ bơi.
  • Ít chịu tác động 2 chiều khi gần các công trình lân cận.
  • Thời gian thi công nhanh và giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Phù hợp cho công trình có lớp địa tầng chiều dày lớn, ổn định và lớp địa chất tốt.
  • Là móng nông nên phù hợp với các công trình có chiều cao thấp và tải trọng nhỏ.

Nhược điểm

Móng băng

  • Mặc dù có nhiều ưu điểm và rất phổ biến, nhưng không thể áp dụng cho những nơi địa chất xấu, như đất bùn yếu.
  • Mức độ ổn định ở mức tương đối, có thể bị lật, bị trượt khi momen lực ngang cao, đây là khuyết điêm chung của các loại móng nông
  •  Đối với những nơi có mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công móng băng tương đối phức tạp.

Móng bè

  • Chỉ áp dụng được cho một số công trình nào thỏa mãn các đặc điểm về nền đất, địa chất
  • nền hệ thống thoát nước ngầm trong điều kiện ở đô thị.
  • Có thể gặp tình huống sạt lở một phần khi các công trình lân cận thi công.
  • Không thể sử dụng cho các công trình nhà cao tầng
  • Dễ bị lún hoặc lún không đều khi lớp đất bên dưới không đồng đều, khi bị lún thì không thể hàn gắn lại sự đứt vỡ trong kết cấu ban đầu, gây giảm độ bền công trình
  • Móng nông nên có thể gây nên một số vấn đề liên quan độ ổn định khi bên dưới

Đổ bê tông móng bè con thoi công trình cổ điển châu Âu quy mô 4 tầng

Quy mô công trình nhà ở dân dụng quy mô vừa phải móng băn và móng bè đều thích hợp sử dụng. Trong đó móng bè phù hợp cho những công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp do đặc điểm chiều sâu chôn móng.

Về tính chất nền đất móng băng và móng bè có tính thích hợp khác nhau. Móng băng phù hợp sử dụng ở những c có nền đất yếu, không đảm bảo độ chắc chắn. Móng bè phù hợp với những công trình có nền đất tốt, ở các nơi có các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. Phù hợp sử dụng tại những công trình có mật độ xây dựng thấp, tập trung ít dân cư. ở những nơi gần công trình lân cận

Thi công móng nhà cần tuân theo đúng quy trình kỹ thuật, nếu thực hiện không đúng sẽ gây ra những tác hai như nứt sàn bê tông, thấm sàn, lún, nứt làm giảm tuổi thọ công trình. Do đó, để đảm bảo chất lượng Khi thi công móng các công trình dù lớn hay nhỏ cần chú ý đúng quy trình và có thể học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành

Quy trình xây móng nhà

Khi xây dựng móng băng và móng bè thường tuân theo quy trình xây dựng sau đây:

  • Đào hố móng, dựa vào bản thiết kế, xác định vị trí trên mặt đất và tiến hành đào hố bằng máy đào, đối với công trình nhỏ hoặc hạn chế không gian có trường hợp phải thực hiện đào bằng tay.
  • Dọn dẹp sạch sẽ, hút nước trong các hố móng nếu có, làm phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót.
  • Thi công cốt thép cho móng băng và móng bè cơ bản giống nhau, yêu cầu sạch, không gỉ và không có bùn, có thể dùng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn các mối nối.
  • Ghép cốp pha đối với móng băng, cần thực hiện đúng vị trí và cố định chắc chắn tránh sai lệch trong quá trình đổ bê tông. Xây tường móng đối với móng bè
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo dỡ cốp pha đối với móng băng.
  • Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

Móng băng và móng bè đều có những ưu điểm riêng nổi bật, khi xây nhà cần lựa chọn phương pháp thi công móng một cách hợp lý. Đối với trường hợp xây nhà lần đầu, hoặc những gia chủ không có nhiều thời gian, có thể nhờ một đơn vị tư vấn có uy tín và kinh nghiệm làm giúp phần này. Để đảm bảo ngôi nhà không những đẹp mà còn bền vững, tránh những sai lệch trong quá trình thi công dẫn tới tình trạng lún nứt công trình.

Bạn đang cần làm móng nhà? Bạn đang định xây nhà? Liên hệ hotline: 0901 85 9797 để được tư vấn chi tiết

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HOÀNG GIA

Trụ sở chính: 354/47/60 Quốc lộ 1 A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh
⛪ Chi nhánh 1: 3026 Đường Phú Riềng Đỏ, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước
⛪ Chi nhánh 2: 226 Đường ĐT 741, P.Long Phước, TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Nhà máy sản xuất nội thất gỗ cao cấp: 597/3A Quốc lộ 1A, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình
Tân, TP.HCM
⛪ Nhà máy sản xuất hợp kim nhôm cao cấp: Thôn Tân Giao, Xã Láng Lớn, Huyện Châu
Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
⛪ Xưởng sản xuất và chế tác đá hoa cương: Đường Võ Văn Kiệt, KP5, P.Long Phước,
TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Email: kientruchoanggia.arc@gmail.com
⛪ Website: kientruchoanggia.com
⛪ Hotline: 0901 85 97 97

 

Bài viết khác