Thức cột Doric trong kiến trúc cổ Hy Lạp và các công trình nổi tiếng

Nói đến Kiến trúc Cổ điển và Tân cổ điển, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến những chi tiết trang trí cầu kỳ và đối xứng. Bên cạnh đó có một đặc trưng quan trọng là hệ thống trụ vững chắc, với các thức cột Doric, Ionic, Corinth làm nên vẻ đẹp và sự bề thế. Trong đó cột Doric có nguồn gốc từ kiến trúc Hy cổ đại được các kiến trúc sư sử dụng và sáng tạo cho nó tồn tại đến ngày nay

Trong kiến trúc các thức cột không chỉ có vai trò nâng đỡ công trình không đơn giản là một chi tiết kiến trúc có vai trò quan trọng trong kết cấu công trình. Mà còn là bộ phận góp phần tạo nên sự bề thế và tính thẩm mĩ cho các công trình theo phong cách cổ điển, tân cổ điển. Chúng tôi tổng hợp những kiến thức tổng quát về các thức cột Doric và những ứng dụng thực tế của chúng trong thiết kế kiến trúc.

Thức cột Doric khá đơn giản

Thức cột Doric khá đơn giản với phần rãnh dọc trên thân.

Thức cột Doric là gì?

Thức cột Doric được xem là một hình thức trang trí nhà bằng cách sử dụng cột để làm đẹp cho ngôi nhà. Cách này được người Hy Lạp cổ đại thực hiện sớm nhất để hướng đến sự thẩm mỹ. Hệ thống cột có kích thước lớn, nằm ở phía mặt tiền với bố cục cân đối theo tỷ lệ vàng, được trang trí bằng các phù điêu và phào chỉ cầu kỳ mang đến một sức sống khỏe khoắn và tinh tế. Trong kiến trúc cổ điển ngày nay thức cột Hy Lạp được sử dụng phổ biến và là một đặt điểm nổi bật nổi bật. Có 3 loại thức cột chính: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth.

Một công trình sử dụng hệ cột này

Một công trình sử dụng hệ cột này

Trong số đó thức cột Doric xuất hiện sớm nhất, vào khoảng thế kỷ thứ 7 TCN và nó được hoàn thiện vào thế kỷ 5 TCN. Nó được xem là đơn giản nhất so với các thức cột còn lại. Thức cột Toscan được xem là hình thức nối tiếp của Doric, do người Dorian sáng tạo ra và phát triển thêm, phổ biến nhất ở vùng miền Nam nước Ý.

Các loại thức cột phổ biến

Về cơ bản có 3 loại thức cột phổ biến bắt nguồn từ Hy Lạp, đó là Doric, Ionic và Corinth. Mỗi loại sẽ có sự khác nhau khá cơ bản về đặc trưng và cách trang trí. Về sau người La Mã đã phát triển và sáng tạo thêm, tuy nhiên vẫn dựa trên 3 thức cột chính này. Đó chính là Tusan và Composite với các yếu tố trang trí chi tiết và công phu. Trong bài viết này chúng ta chỉ đi tìm hiểu về 3 thức cột cơ bản ban đầu.

Phần đầu cột với đặc trưng khác nhau

3 thức cột Hy Lạp cổ

Thức cột Doric

Đây là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất, nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN và được hoàn thiện vào khoảng thế kỷ thứ V TCN. Được hình thành từ sự sáng tạo của người Dorian và sau đó nó được phát triển mạnh mẽ ở vùng Peloponnesus, miền Nam của nước Ý.

Đầu cột Doric khá đơn giản

Phần đầu cột

Thức cột Doric có hình thức khá đơn giản, với cấu trúc là một trụ thẳng đứng với các phần chỉ kẻ dọc để trang trí, không sử dụng phần đế cột và đầu cột phình to. Do cấu tạo đơn giản nó có khả năng chịu lực cao. Ban đầu tỷ lệ đường kính cột so với chiều cao là 1:4, về sau từ giữa thế kỷ VI TCN, người ta giảm tỷ lệ đường kính/chiều cao còn từ 1:5 hoặc 1:6. Các công trình nổi tiếng ở Athena sử dụng thức cột này như Parthenon và Propylaea.

Thức cột Ionic

Có xuất xứ ban đầu từ vùng Ionia, thuộc Hy Lạp từ nữa sau thế kỷ thứ VI TCN. Được xem như biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính, nó nhẹ nhàng và mềm mại hơn so với thức cột Doric.

2 phần xoắn ốc đặc trưng

2 phần xoắn ốc đặc trưng

Đặc điểm cột có phần thân cột được đặt trên phần đế và bệ đỡ với đầu và chân cột phình to. Phần đầu cột có đặc điểm gồm 2 vòng xoắn ốc, được trang trí bằng các họa tiết khắc chìm. Các gờ dọc thân cột có số lượng là 24, dầm ngang của cột được phân chia thành 3 dải, trong đó phần tỷ lệ đường kính trên chiều cao của cột là 1:9 (cột có tỷ lệ nhỏ hơn Doric một chút). Thức cột Ionic sử dụng ở các công trình nổi tiếng như: đền Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena, đền Artemis ở Ephesus.

Thức cột Corinth

Có lịch sử ra đời muộn nhất so với 2 hình thức bên trên tại khu vực thành phố Corinth của ở Hy Lạp, và tên thành phố được sử dụng cho thức cột này . Nhưng nó được sử dụng nhiều và phát triển rộng rãi ở thủ đô Athens. Về hình thức nó có dáng vẻ hoa mỹ nhất trong 3 thức cột Hy Lạp.

Nó được hiện lên với những đường nét mảnh mai, với các chi tiết trang trí cầu kỳ. Vẫn là phần đế và đầu cột phình to tương tự cột Ionic, nhưng có nhiều chi tiết phức tạp hơn. Đặc điểm nổi bật nhất của thức cột Corinth so với 2 hình thức trên là tính đối xứng nhiều chiều, giúp cho người nhìn có thể cảm nhận được không gian. Với các công trình tiêu biểu như đền Olympeion ở Athena, đền Apollo ở Bassae, đền Mars Ultor….

Một công trình cổ còn lại đến ngày nay

Cấu tạo cột Doric Hy Lạp

Dựa các nghiên cứu đáng tin cậy, người ta tin rằng ban đầu thức cột này được làm bằng gỗ, vật liệu sẵn có và dễ chế tác. Về sau nó được làm bằng đá với nhiều ưu điểm vầ tính bền vững, một số công trình còn tồn tại đến ngày nay. Các thức cột nguyên bản ở Hy Lạp không có đế mà nó được đặt trực tiếp lên nền phẳng, tạo thành bệ đỡ để chịu tải trọng, phía bên dưới sẽ là phần nền và móng cột. Với các chi tiết như sau:

- Thân cột có tỷ lệ chiều rộng trên chiều dài từ 1/5 đến 1/6. Bên trên thân cột có 20 đường rãnh trang trí chạy song song, kết thúc ở phần đầu cột gồm một tấm vuông. Ở biến thể trong phiên bản La Mã, phần rãnh trên thân cột có phần hẹp hơn.

- Phần dầm ngang để kết nối các đầu cột lại với nhau, có vị trí nằm bên trên và được đặt trực tiếp lên đầu cột. Những dầm này tạo thành một thanh ngang bên trên được trang trí bằng các phù điêu rất công phu và cầu kỳ.

- Phần đầu cột có bệ hình vuông đơn giản không có nhiều hoa văn trang trí

Các công trình sử dụng thức cột Doric nổi tiếng

- Đền Apollo là công trình nổi tiếng sử dụng cột Doric. Là công trình lớn hàng đầu để thờ thần Apollo tại Delos, nơi thần Apollo được sinh ra. Công trình được bắt đầu xây vào năm 478 TCN, nhưng nó chưa bao giờ được hoàn thành. Ngôi đền có 6 cột dọc ở mặt chính và 13 cột dọc theo chiều dài. Tất cả cột không có rãnh và bệ đỡ và được đặt trùng tâm với những tấm khắc của phần diềm mái ngoại trừ cột góc.

Đền Apollo đang được bảo quản

Đền Apollo đang được bảo quản

- Đền thờ Hephaestus được xây nào năm 449 TCN ở Athena. Được xem là ngôi đền cổ Hy Lạp được bảo tồn tốt nhất cho đến ngày nay. Công trình có 6 cột Doric ở mặt đứng chính và 13 cột dọc theo cạnh dài giống với đền Apollo, nhưng có phần diềm mái hoàn toàn khác

- Đền Parthenon rất nổi tiếng, được xem là công trình tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, và hiện nay di sản kiến trúc của thế giới.

Thức cột Doric làm nên vẻ đẹp mê hoặc của đền Pathenon

Thức cột Doric làm nên vẻ đẹp mê hoặc của đền Pathenon

Các Biệt Thự lấy ý tưởng từ cột Doric
 

Biệt Thự tân cổ điển Kiến Trúc Hoàng Gia thiết kế cho khách hàng với hệ cột lấy ý tưởng từ thức cột Doric

Biệt Thự tân cổ điển Kiến Trúc Hoàng Gia thiết kế cho khách hàng với hệ cột lấy ý tưởng từ thức cột Doric

Công ty Kiến Trúc Hoàng Gia chuyên thiết kế Biệt Thự - Dinh Thự, nội và ngoại thất cao cấp.

Cam kết không sử dụng vật tư kém chất lượng, vật tư không rõ xuất xứ nguồn gốc.

Cam kết thi công với đội ngũ nhân công lành nghề, có tay nghề cao và chuyên nghiệp, cán bộ quản lý trên công trình có chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm và chuẩn mực đạo đức tốt.

Công ty Kiến Trúc Hoàng Gia cam kết "không bán thầu” và bảo hành trọn đời.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HOÀNG GIA

Trụ sở chính: 354/47/60 Quốc lộ 1 A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh
⛪ Chi nhánh 1: 3026 Đường Phú Riềng Đỏ, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước
⛪ Chi nhánh 2: 226 Đường ĐT 741, P.Long Phước, TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Nhà máy sản xuất nội thất gỗ cao cấp: 597/3A Quốc lộ 1A, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình
Tân, TP.HCM
⛪ Nhà máy sản xuất hợp kim nhôm cao cấp: Thôn Tân Giao, Xã Láng Lớn, Huyện Châu
Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
⛪ Xưởng sản xuất và chế tác đá hoa cương: Đường Võ Văn Kiệt, KP5, P.Long Phước,
TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Email: kientruchoanggia.arc@gmail.com
⛪ Website: kientruchoanggia.com
⛪ Hotline: 0901 85 97 97

Bài viết khác