Các bước thiết kế xây dựng cơ bản hiện nay

Các bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật bao gồm những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với Kiến Trúc Hoàng Gia nhé.

Các bước thiết kế xây dựng cũng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cho dù bạn là chủ đầu tư các công trình lớn hay bạn đang lên kế hoạch cho một tòa nhà, bạn cũng cần nắm được các bước trong quy trình thiết kế xây dựng một dự án hoàn thiện.

Yêu cầu và tiêu chuẩn cho bản thiết kế công trình xây dựng

Theo quy định của pháp luật, các công trình xây dựng cần đảm bảo những yêu cầu thuộc điều 52 trong nghị định chính phủ về quản lý cũng như đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Bản thiết kế cần phù hợp với các quy hoạch về cảnh quan, xây dựng, điều kiện tự nhiên, các quy định trong kiến trúc… Và phải được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  • Phải đảm bảo sao cho bộ phận nền móng công trình vững chắc, không bị sụt lún, rạn nứt, biến dạng nhiều hơn giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình hay tác động tới các công trình kế cận.
  • Cần đảm bảo các tiêu chuẩn về xây dựng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, nếu là các công trình công cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho người tàn tật.
  • Đảm bảo yếu tố an toàn cho người lao động khi gặp sự cố, đảm bảo các yếu tố thuận lợi trong cấp cứu hay chữa cháy.

Các bước thiết kế xây dựng cơ bản hiện nay

Các bước thiết kế xây dựng cơ bản bao gồm những gì

Các bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật

Điều 23, Nghị Định Chính Phủ số 59/2015/NĐ-CP có quy định về các bước thiết kế xây dựng như sau:

Thiết kế thi công công trình gồm có 4 bước và 1 bước phụ.

  • Bước 1: Thiết kế sơ bộ
  • Bước 2: Thiết kế cơ sở
  • Bước 3: Thiết kế kỹ thuật
  • Bước 4: Thiết kế bản vẽ
  • Bước 5: Thiết kế bổ sung theo thông lệ quốc tế hoặc do chủ đầu tư đưa ra khi quyết định đầu tư dự án.

Dự án đầu tư thi công có thể là 1 hoặc nhiều công trình. Thêm nữa, mỗi một công trình lại có nhiều cấp độ khác nhau. Bởi thế, tùy vào từng cấp độ và chế độ các dự án mà các điều khoản về số bước trong thiết kế xây dựng do phía chủ đầu tư xác định cũng có nhiều khác biệt.

  • Thiết kế 1 bước: Bản vẽ thiết kế áp dụng với các công trình yêu cầu về lập văn bản báo cáo kinh tế và kỹ thuật đầu tư.
  • Thiết kế 2 bước: Gồm bản thiết kế cơ sở và bản vẽ thi công. Áp dụng cho các công trình cần lập dự án đầu tư.
  • Thiết kế 3 bước: Gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ. Áp dụng cho các công trình quy mô lớn, cần lập dự án đầu tư cũng như đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cực kỳ phức tạp.

Các bước thiết kế xây dựng cơ bản hiện nay

Xem thêm: Có nên làm thiết kế xây dựng trước khi thi công nhà ở không? 

Trình tự các bước thiết kế xây dựng trên thực tế

Trên thực tế, các bước trong quy trình thiết kế xây dựng bao gồm:

  • Gặp gỡ và thu thập thông tin, yêu cầu từ chủ đầu tư. Bên tiếp nhận thiết kế sẽ lắng nghe những yêu cầu, mong muốn từ phía nhà đầu tư. Kèm theo đó là xem xét các giấy tờ cần thiết như giấy phép xây dựng, tiêu chuẩn trong thiết kế công trình ở khu vực dự định tiến hành xây dựng.
  • Lên phương án thiết kế mặt bằng kiến trúc: Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin, giấy tờ chủ đầu tư cung cấp, bên tiếp nhận sẽ lên phương án thiết kế phác thảo toàn bộ kiến trúc.
  • Hiệu chỉnh theo yêu cầu bổ sung và ký kết hợp đồng: Đây là một trong những bước quan trọng. Sau khi có bản vẽ cơ sở, hai bên sẽ trao đổi, tiếp tục ghi nhận yêu cầu bổ sung về những khu vực cần chỉnh sửa. Đến khi thống nhất phương án cuối cùng, hợp đồng sẽ được tiến hành ký kết.
  • Lập đề xuất mô hình thiết kế 3D, điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của nhà đầu tư: Sau khi ký hợp đồng, bên tiếp nhận sẽ sửa lại bản vẽ theo yêu cầu mới nhất. Rồi tiến hành cho ra bản thiết kế 3D nội – ngoại thất công trình.
  • Thực hiện chi tiết về kết cấu, kỹ thuật, điện nước, phòng cháy chữa cháy: Song song với việc thiết kế bản vẽ 3D, bên tiếp nhận cũng đồng thời triển khai các chi tiết kỹ thuật về phòng chữa cháy, điện, nước… đảm bảo công năng, an toàn và đáp ứng theo quy định từng khu vực.
  • Bàn giao bản thiết kế: Đây là bước cuối cùng trong quy trình thiết kế xây dựng. Bên tiếp nhận trình khách hàng và chủ đầu tư xem xét đã đúng mong muốn của mình chưa. Nếu các yếu tố đã được đảm bảo thì hai bên tiến hành bàn giao bản vẽ và thanh toán.

Các bước thiết kế xây dựng cơ bản hiện nay

Bài viết trên chúng tôi đã gửi đến bạn các thông tin cơ bản về các bước thiết kế xây dựng theo quy định. Nếu quý khách đang tìm kiếm đơn vị dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công, hãy liên hệ với Kiến Trúc Hoàng Gia để được hỗ trợ ngay nhé.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HOÀNG GIA

Trụ sở chính: 354/47/60 Quốc lộ 1 A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh
⛪ Chi nhánh 1: 3026 Đường Phú Riềng Đỏ, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước
⛪ Chi nhánh 2: 226 Đường ĐT 741, P.Long Phước, TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Nhà máy sản xuất nội thất gỗ cao cấp: 597/3A Quốc lộ 1A, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình
Tân, TP.HCM
⛪ Nhà máy sản xuất hợp kim nhôm cao cấp: Thôn Tân Giao, Xã Láng Lớn, Huyện Châu
Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
⛪ Xưởng sản xuất và chế tác đá hoa cương: Đường Võ Văn Kiệt, KP5, P.Long Phước,
TX.Phước Long, Tỉnh Bình Phước
⛪ Email: kientruchoanggia.arc@gmail.com
⛪ Website: kientruchoanggia.com
⛪ Hotline: 0901 85 97 97

Bài viết khác